Trang chủ / Hoạt động chuyên môn / Sức khỏe sinh sản / TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC KIẾN THỨC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN CHO VỊ THÀNH NIÊN LÀ CON EM ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
Sức khỏe sinh sản

TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC KIẾN THỨC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN CHO VỊ THÀNH NIÊN LÀ CON EM ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

11/12/2023 - 28 Lượt xem

 

BSCKI:
Hoàng Thị Minh Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chia sẻ kiến thức
về CSSKSS cho các em học sinh

Chúng tôi có mặt tại trường phổ thông dân
tộc nội trú,THCS Phú Lương huyện Phú Lương nơi diễn ra buổi sinh hoạt ngoại khó
với chuyên đề tuyên truyền, giáo dục kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản,
chăm sóc sức khỏe tình dục 
cho học
sinh là con em các dân tộc đang học tập tại đây. Qua tìm hiểu chúng tôi biết được,
năm học 2023- 2024 nhà trường có tổng 12
lớp học với 400 học sinh, biên chế trong 4 khối lớp (từ lớp 6 đến lớp 9. 100% học
sinh nhà trường là con em các dân tộc trên địa bàn huyện và một số huyện lân cận.

Cô Đỗ Thị Thu Hường, hiệu trưởng nhà trường
cho biết: Những năm gần đây đã có nhiều vụ xâm hại tình dục học đường, mang
thai ngoài ý muốn được báo chí nói đến. Hậu quả của những vụ đó rất nghiêm trọng.
Nhiều em không biết cách tự bảo vệ bản thân bị người khác thực hiện hành vi đồi
bại vẫn âm thầm chịu đựng vì sợ gia đình, sợ bạn bè chê cười. Để trang bị cho các em những kiến thức trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản, chăm sóc sức khỏe
tình dục, phòng tránh bị xâm hại
, hàng năm nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt
động đưa các chương trình ngoại khóa lồng ghép trong chương trình giảng dạy.
Bên cạnh đó, nhà trường còn mời các đơn vị chuyên môn đến nói chuyện chuyên đề,
đi sâu vào các nội dung như: sự thay đổi của cơ thể, tuổi dạy thì, tình bạn,
tình yêu khác giới…, tạo sự gần gũi với các em, giúp các em có thể chia sẻ những
ý kiến của mình. Tuy nhiên, chương trình này chủ yếu chỉ có thể lồng ghép vào
các buổi sinh hoạt lớp, môn học giáo dục công dân, tiết chào cờ, mỗi năm chỉ tổ
chức được 2 đến 3 buổi nói chuyên chuyên đề hoặc sinh hoạt ngoại khóa riêng về
chủ đề này, bởi thời lượng chương trình học chính khoá của các em đã chiếm gần
như hết thời gian.

Tại buổi nói
chuyện các em cũng đã tự tin chia sẻ những điều thầm kín của mình và có những
câu hỏi khá thú vị. Em Ngô Việt Hoàng, học sinh lớp 8a cho biết: Chương trình
này thực sự có ý nghĩa với cá nhân em cũng như với các bạn, chúng em không chỉ được tìm hiểu những kiến thức
về lý thuyết mà còn được giáo dục kỹ
năng bảo vệ mình. Với em Trần Thị Ánh thì mong muốn nội dung này được đưa vào
như một môn học trong nhà trường, để em cũng như các bạn được thầy cô giáo truyền
tải những kiến thức cần thiết ở độ tuổi mới lớn, nhằm nâng cao hiểu biết về sức
khoẻ sinh sản và kỹ năng làm chủ bản thân.

 Em
Lô Nhật Khang thì cho biết thông qua buổi sinh hoạt ngoại khoá này đã hướng
chúng em có cái nhìn khách quan, hiểu và nhìn nhận vấn đề nghiêm túc, chúng em
biết lắng nghe cơ thể mình, để chăm sóc tốt cả thể chất và tâm hồn.

Cô Đỗ Thị Thu Hường, hiệu trưởng nhà trường
cho biết thêm là trường nội trú nên các em học tập và sinh hoạt tại trường, Ban Giám hiệu cũng như các thầy cô, bên cạnh nhiệm vụ
dạy học thì thường xuyên gần gũi,  nắm bắt
tâm tư của học sinh, kịp thời gặp gỡ, chia sẻ và giảng giải cho những bạn có những
biểu hiện thích bạn khác giới, giúp các em không đi quá giới hạn của lứa tuổi học
trò.

Thiết nghĩ, khi xã hội ngày càng phát triển,
tệ nạn càng nhiều, các em ở lứa tuổi vị thành niên lại chưa đủ trưởng thành để
vượt qua mọi cám dỗ. Vì vậy, không chỉ có thầy cô giáo mà các bậc phụ huynh phải
cùng với nhà trường có trách nhiệm hướng các em đến những điều đúng đắn, giáo dục
cho các em có kiến thức hữu ích, giúp các em có thể tự bảo vệ mình, bảo vệ bạn
bè và có trách nhiệm trước những quyết định của chính mình, tránh khỏi những hậu
quả đáng tiếc xảy ra, để có một tương lai tốt đẹp./.