Công nghệ in áo thun tùy theo từng cách làm sẽ đem đến chất lượng, giá thành khác nhau. Mỗi công nghệ in còn phụ thuộc vào chất liệu vải tương thích.
Chiếc áo thun chỉ thật sự đem và cuốn hút khi nó trải qua công nghệ in áo thun phù hợp. Tùy theo từng loại vải, mẫu in sẽ chọn ra công nghệ in phù hợp. Theo đó là ưu điểm về giá thành, thời gian hoàn tất hoặc đem lại chất lượng hình ảnh đẹp, rõ nét. Nội dung bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng cách in, ưu nhược điểm đi kèm. Thông qua đó sẽ dễ dàng chọn được giải pháp in phù hợp nhất với vải và nhu cầu in của mình.
1. Công nghệ in chuyển nhiệt lên áo
Công nghệ in áo thun chuyển nhiệt lên áo còn được gọi là in mực thăng hoa bởi nguyên lý hoạt động của nó là dựa vào nhiệt độ. Đó chính là sử dụng loại mực in chuyên dụng để in lên giấy chuyển nhiệt. Tiếp đó đặt tấm giấy này lên vị trí muốn in và dùng máy ép nhiệt làm cho mực bám vào bề mặt vải. Vì thế, giải pháp in này thường được ứng dụng nhiều cho các chương trình quảng cáo thương hiệu, dịch vụ mới thông qua hiển thị hình ảnh quảng cáo lên các sản phẩm tặng kèm.
Ưu điểm của công nghệ in áo thun này là giá thành rẻ, có thể in trên mọi vị trí của áo, mọi chất liệu vải theo nhu cầu. Hơn nữa, chất lượng màu sắc và hình ảnh in cũng rất đẹp. Do quy trình in đơn giản nên không làm gián đoạn thời gian hoàn thành sản phẩm. Tuy nhiên, cách in này lại không phù hợp với chất liệu vải cotton. Bên cạnh đó, nếu màu vải tối thì cũng rất khó lên màu chuẩn. Hơn nữa, hình in rất dễ bị bể khi kéo dãn và chỉ có thể in theo file gốc, không thể chỉnh màu lại.
In áo thun bằng công nghệ in chuyển nhiệt
2. Công nghệ in kéo lụa áo thun
Trong số tất cả các công nghệ in áo thun thì in kéo lụa là cách làm thịnh hành nhất hiện nay. Kỹ thuật in áo này được ra đời từ năm 1925 tại châu Âu với việc in trên giấy, tơ lụa, bìa, thuỷ tinh, tấm kim loại, vải giả da, sau cùng là in trên lụa.
Đầu tiên là tạo bảng lưới cho màu in rồi đổ mực lên lưới theo màu sắc trong bản thiết kế. Kế đến là dùng một miếng cao su hoặc chổi để gạt mực ra khỏi tấm lưới. Khi mực xuyên qua tấm lưới sẽ dính lại trên bề mặt quần áo. Lặp lại thao tac này với từng màu in có trong mẫu cần in. Sau cùng là dùng máy sấy hoặc máy ép nhiệt để làm khô mực.
Ưu điểm của công nghệ in này chính là tốc độ in rất nhanh, hình ảnh in rất sắc nét với độ bền cao. Hơn nữa, lớp mực bám trên áo khá mỏng nên không làm cứng áo, gây sự khó chịu khi mặc. Nhưng bạn cần có thời gian chờ đợi khoảng 3 – 5 ngày để mực bám chắc vào áo. Không chỉ vậy, nó còn không thích hợp khi in mẫu quá nhiều màu và ín với số lượng ít sẽ gây tốn mực.
Áo thun in công nghệ kéo lụa
3. Công nghệ in áo thun kỹ thuật số
Đây là công nghệ in áo thun mới nhất hiện nay với lợi thế đã khắc phục được rất nhiều điểm yếu của công nghệ in kéo lụa và in decal. Cụ thể là các quy trình in đều được thực hiện hoàn toàn bằng máy in kỹ thuật số.
Đầu tiên là đem áo cần in đi xử lý qua loại nước chuyên dụng với mục đích là giúp mục in hiển thị đẹp và màu in bền. Sau đó sẽ qua ép nhiệt để hóa chất kho lại trên áo rồi mới chuyển qua in kỹ thuật số. Và áo thun lại được ép nhiệt lần nữa để mực in khô lại hoàn toàn.
Do có sự hỗ trợ của máy in hiện đại nên mọi hình ảnh, từ đơn giản đến phực tạp đều thực hiện được. Cùng với đó là nó hoàn toàn in được trên mọi chất liệu vải. Cùng với đó là tốc độ in nhanh, độ chính xác cao, không gây cứng áo và đáp ứng được in số lượng ít. Tuy nhiên, chi phí cho công nghệ in này khá cao và màu in không chân thực như in lụa. Đôi khi còn có sự khác biệt về màu in giữa màu hiển thị trên thiết bị và màu trên vải.
Công nghệ in áo thun kỹ thuật số
4. Công nghệ in decal
Công nghệ in áo thun thông qua decal còn được gọi là in Vinyl. Bởi đầu tiên chúng ta phải tạo mẫu thiết kế trên một phần mềm, sau đó mới chuyển mẫu này lên tấm decal (Vinyl). Tiếp đến là thực hiện cắt mẫu này để loại bỏ phần không cần thiết. Sau cùng là dùng máy ép nhiệt để ép Vinyl lên áo thun tại vị trí như ý muốn.
Với màu sắc hiển thị tươi sáng và sắc nét nên phù hợp với mọi màu vải và ít bị phai khi giặt, phơi nhiều lần. Đặc biệt còn có thể tạo ra những hiệu ứng độc đáo và lạ mắt.
Tuy nhiên, nếu hình in có nét cắt quá nhỏ sẽ không in được. Bên cạnh đó, nếu cách bảo quản áo thun và các công đoạn kỹ thuật khi in áo không đúng sẽ làm hình in dễ bị bong tróc. Hơn nữa, nó còn gây sự khó chịu cho người mặc do lớp decal trên áo quá dày. Cùng với đó là nhược điểm về giá thành cao và thời gian sản xuất lâu.
Công nghệ in decal lên áo thun
5. Công nghệ in áo thun trực tiếp
Công nghệ in áo thun trực tiếp còn khá mới mẻ nhưng lại nhanh chóng chiếm được tình cảm của người dùng. Bởi chúng không qua bất cứ công đoạn này mà mẫu thiết kế sẽ được phun in trực tiếp lên bề mặt vải.
Ưu điểm nổi trội của giải pháp in này chính là in được mọi thiết kế với bảng màu vô cùng phong phú. Cùng với đó là thời gian in nhanh, màu mực bám bền và bề mặt sau khi in mỏng, mềm. Nhưng nó lại khá tốn kém về mặt chi phí đầu tư thiết bị. Ngoại trừ in trên cotton thì mọi chất liệu còn lại sẽ có thêm phí phát sinh.
Công nghệ in áo thun trực tiếp
Trên đây là tổng hợp các công nghệ in áo thun phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn tìm được phương pháp in, chất liệu vải và mẫu in thế nào là hợp lý nhất để đem lại hiệu quả cao nhất. Nếu bạn đang tìm địa chỉ may đồng phục công ty đẹp, bằng nhiều chất liệu với giá hợp lý, hãy liên hệ ngay với Tiên Phong để được tư vấn nhanh nhất.