Trong quá trình làm việc, nhất là sản xuất, bảo hộ lao động là gì được đặt lên hàng đầu. Bởi đây là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tuyển lao động. Người lao động cũng yên tâm hơn khi sức khỏe, tính mạng của mình được đảm bảo trong quá trình lao động.
1. Bảo hộ lao động là gì?
Bảo hộ lao động là gì? Đây chính là các biện pháp nhằm mục đích chính là bảo vệ cho sức khỏe và tính mạng của người lao động tại nơi làm việc. Tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực mà bên thuê lao động sẽ chọn những giải pháp, cách thức khác nhau để thực hiện bảo vệ người lao động.
Đây là một phần không thể thiếu trong lao động và làm việc. Nhất là với những người làm các công việc nguy hiểm, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Việc thực hiện bảo hộ lao động sẽ giúp họ hạn chế tối đa các tai nạn ngoài ý muốn trong công việc.
Thực tế thì khái niệm bảo hộ lao động khá rộng nhưng bạn có thể hiểu nó có chức năng là bảo vệ người lao động. Trong đó bao gồm: tiền lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và các chế độ bảo hiểm lao động.
2. Đồ bảo hộ lao động là gì?
Bảo hộ lao động là gì – Tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực, đồ bảo hộ lao động sẽ có những trang bị khác nhau. Nhưng tất cả đều có chung mục đích chính là đảm bảo an toàn và giảm thiểu thương tổn trong quá trình làm việc. Các đồ bảo hộ phổ biến nhất hiện nay như:
-
Giày bảo hộ
-
Nón bảo hộ
-
Quần áo bảo hộ
-
Găng tay bảo hộ
-
Khẩu trang bảo hộ
-
Mắt kính bảo hộ
3. Mục đích của các công tác bảo hộ lao động
Trong quá trình làm việc sẽ không tránh khỏi những sơ suất, sự cố ngoài ý muốn. Từ đó gây ra các chấn thương cho người lao động, làm sơ suất sức khỏe, thậm chí là mất sức lao động và cả tử vong. Chính vì lẽ đó, công tác tuyên truyền ý nghĩa của bảo hộ lao động là gì và việc thực hiện mặc đồ bảo hộ lao động luôn được các đơn vị sử dụng lao động đặt lên hàng đầu.
Từ việc đảm bảo nơi làm việc an toàn và cải thiện các điều kiện trong môi trường lao động. Qua đó góp phần tăng gia sản xuất, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững và lâu dài. Dưới đây là các mục đích chính của công tác bảo hộ lao động.
-
Đảm bảo thân thể của người lao động được an toàn nhất. Cụ thể là áp dụng các biện pháp để hạn chế mọi tai nạn xuống mức thấp nhất.
-
Sức khỏe cho người lao động không bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Cụ thể là không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
-
Thực hiện bồi dưỡng để duy trì và phục hồi sức khỏe cho con người. Từ đó đảm bảo khả năng làm việc tốt nhất cho người lao động.
4. Ý nghĩa trong công tác bảo hộ lao động
4.1. Ý nghĩa về mặt chính trị
Lao động được xem là một trong các yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp và kinh tế đất nước phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp và người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp sẽ góp phần giúp chính trị của quốc gia đó luôn bình ổn.
4.2. Ý nghĩa về mặt pháp lý
Về mặt pháp lý, bên cạnh trách nhiệm hoàn thành tốt công việc thì người lao động cũng có những quyền lợi của mình. Ngoài ra, họ cũng cần nhận được sự bảo vệ tốt nhất khi cống hiến sức khỏe, tài năng của mình cho doanh nghiệp. Phía đơn vị thuê lao động cũng nhận được lợi ích về mặt doanh thu và duy trì doanh nghiệp phát triển từ đội ngũ nhân lực vững mạnh.
4.3. Ý nghĩa về mặt khoa học
Chi phí bồi thường tai nạn, sự cố trong quá trình lao động, sản xuất là rất lớn. Bao gồm: tổn thất cho người lao động và phục hồi lại nhà xưởng, nguyên vật liệu. Thay vào đó, an toàn để sản xuất sẽ đảm bảo sản xuất bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó góp phần bảo vệ môi trường xanh và sạch đẹp.
4.4. Ý nghĩa về tính quần chúng
Bảo hộ lao động là gì – Thực tế, khi tham gia làm việc thì ai cũng muốn mình được bảo vệ khỏi mọi tổn hại có thể xảy ra. Đây là nguyện vọng chính đáng của mỗi người. Hơn nữa, khi thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, người tham gia cũng yên tâm cống hiến hết sức mình cho đơn vị thuê lao động. Qua đó hình thành tinh thần tập thể và tinh thần trách nhiệm cao của mỗi người.
5. Tính chất công tác bảo hộ lao động
5.1 Tính pháp luật
Các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn của nhà nước về bảo hộ lao động đều đã được nghiên cứu kỹ trước khi ban hành. Đây là cơ sở pháp lý mà tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội, kinh tế và người tham gia lao động bắt buộc phải nghiêm chỉnh thực hiện.
5.2 Tính khoa học và kỹ thuật
Mọi hoạt động trong công tác bảo hộ lao động đều được khảo sát cụ thể. Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng, tác hại của quá trình lao động sản xuất. Qua đó sẽ đề xuất ra các biện pháp phòng ngừa, xử lý để khắc phục vấn đề có hiệu quả cao nhất.
5.3 Tính quần chúng
Bảo hộ lao động bao gồm tất cả mọi người tham gia sản xuất. Bao gồm người vận hành, sử dụng thiết bị máy móc, thực hiện tiếp xúc với các nguyên vật liệu… Và tất cả đều tham gia đóng góp để hoàn thiện quy trình an toàn trong lao động.
Công tác bảo hộ lao động cần sự tự giác chấp hành từ người lao động. Như vậy, người lao động cần hiểu rõ bảo hộ lao động là gì những lợi ích thiết thực mới được phát huy tối đa nhất.
6. Quy định về bảo hộ lao động
Người sử dụng lao động bao gồm cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và người lao động đều phải có trách nhiệm cũng như nghĩa vụ trong việc thực hiện bảo hộ lao động đúng theo quy định của pháp luật.
Người lao động sẽ được bảo bảo làm việc trong điều kiện vệ sinh phù hợp, an toàn. Đổi lại người lao động phải tuân thủ những quy định về vệ sinh và an toàn trong lao động.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động là phải đảm bảo và cải thiện điều kiện làm việc để người lao động yên tâm hơn. Cạnh đó là sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội, doanh nghiệp để quyền lợi của người lao động luôn được đảm bảo.
Người lao động và người sử dụng lao động phải có sự hiểu biết rõ ràng về bảo hộ lao động là gì. Cụ thể là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người để công tác bảo hộ lao động được thực hiện tốt nhất.
7. Hợp đồng bảo hộ lao động là gì?
Đây là biên bản, là hợp đồng được ký kết từ sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện an toàn và vệ sinh trong lao động. Trong đó có cả các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân cách của người lao động và giải quyết xử lý nếu có sự cố xảy ra đối với người lao động.
Khi thỏa thuận hợp đồng lao động, bên thuê lao động cần tuân thủ chặt chẽ chế độ bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật. Nó được xem là tính chất bắt buộc nhằm hạn chế thấp nhất các tổn thất, thiệt hại có thể xảy ra cho các bên.
Người lao động là người chịu tác động trực tiếp của điều kiện, môi trường làm việc. Chính vì thế, bản thân mỗi người cần nghiêm túc thực hiện các hoạt động trong bảo hộ lao động cũng như hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng trước khi ký.
Trên đây là tổng hợp chi tiết các thông tin về bảo hộ lao động là gì. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bên thuê lao động và người lao động hiểu rõ và thực hiện tốt trách nhiệm của mình để an toàn và không bị thiệt hại trong quá trình kinh doanh, sản xuất. Nếu cần tư vấn và đặt mua bảo hộ lao động chất lượng, giá tốt, hãy liên hệ ngay với Tiên Phong Uniform để được trợ giúp nhanh nhất.